[Các Liên Kết]

MỤC LỤC: KINH TẠNG

NĂM PHÁP—[Phẩm XIV-XVI]

Tăng Chi Bộ Kinh
(Anguttara Nikaya)
Tập 2

Chương
NĂM PHÁP
[Phẩm XIV-XVI—Kinh số 131-160]

———————————————————————————————
PHẨM XIV
(Kinh số 131-140)

,(131)
Chuyển Luân Vương (1)
,1. Thành tựu năm chi phần, vua Chuyển Luân chuyển bánh xe với pháp; bánh xe ấy không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại, dầu là con của người thù địch.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, vua Chuyển Luân biết nghĩa, biết pháp, biết vừa phải, biết thời và biết hội chúng.
,Thành tựu năm chi phần, vua Chuyển Luân chuyển bánh xe với pháp; bánh xe ấy, không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại, dầu là con của người thù địch.
,2. Cũng vậy, thành tựu năm pháp, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển Pháp luân Vô thượng với pháp; bánh xe ấy, không do một ai ở đời có thể chuyển ngược lại, dầu là Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác biết nghĩa, biết pháp, biết vừa phải, biết thời và biết hội chúng.
,Thành tựu năm pháp này, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển Pháp luân Vô Thượng với pháp; bánh xe ấy, không một ai có thể chuyển ngược lại, dầu là Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời.

,(132)
Chuyển Luân Vương (2)
,1. Thành tựu năm chi phần, con trưởng vua Chuyển Luân tiếp tục chuyển vận bánh xe pháp do phụ vương đã chuyển vận; bánh xe ấy, không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại, dầu là con của người thù địch.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, con trưởng vua Chuyển Luân biết nghĩa, biết pháp, biết vừa phải, biết thời và biết hội chúng.
,Thành tựu năm chi phần này, con trưởng vua Chuyển Luân tiếp tục chuyển vận bánh xe pháp do phụ vương đã chuyển vận; bánh xe ấy, không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại, dầu là con của người thù địch.
,2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Sàriputta thành tựu năm pháp chơn chánh tiếp tục chuyển vận Vô thượng pháp luân do Như Lai đã chuyển vận; bánh xe ấy, không do một ai có thể chuyển ngược lại, dầu là Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, Sàriputta biết nghĩa, biết pháp, biết vừa đủ, biết thời và biết hội chúng.
,Thành tựu năm pháp này, Sàriputta chơn chánh tiếp tục chuyển vận Vô thượng pháp luân do Như Lai đã chuyển vận; bánh xe ấy, không do một ai có thể chuyển ngược lại, dầu là Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời.

,(133)
Chuyển Luân Vương (3)
,1. Này các Tỷ-kheo, ai là vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương, vị ấy chuyển vận bánh xe không phải không thuộc của vua.
,Khi nghe nói vậy, một vị Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
,- Bạch Thế Tôn, ai là vua cho vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương?
,- Chính là pháp, này Tỷ-kheo.
,Thế Tôn nói vậy.
,2. Ở đây, vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng. Vị này sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho dân chúng trong nước.
,3. Lại nữa, vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng. Vị này sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho các Sát-đế-lỵ, tùy hành, cho quân đội, cho các Bà-la-môn gia chủ, cho dân chúng thị trấn và quốc độ, cho các Sa-môn, Bà-la-môn, cho các loài thú và loài chim.
,Như vậy, này Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương ấy, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sau khi sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho dân chúng trong nước. Sau khi sắp đặt một sự phòng hộ bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho các Sát-đế-lỵ, tùy tùng, cho quân đội, cho các Bà-la-môn gia chủ, cho dân chúng thị trấn và quốc độ, cho các Sa-môn, Bà-la-môn, cho các loài thú và loài chim, vị ấy chuyển vận bánh xe với pháp; bánh xe ấy, không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại dầu là con của người thù địch.
,Cũng vậy, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các hàng Tỷ kheo: Thân nghiệp như vậy cần phải thực hành, thân nghiệp như vậy không nên thực hành; khẩu nghiệp như vậy cần phải thực hành, khẩu nghiệp như vậy không nên thực hành; ý nghiệp như vậy cần phải thực hành, ý nghiệp như vậy không nên thực hành; mạng sống như vậy cần phải thực hành, mạng sống như vậy không nên thực hành; làng, thị trấn như vậy cần phải đi đến; làng, thị trấn như vậy không nên đi đến.
,4. Lại nữa, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các Tỷ-kheo, giữa các Tỷ-kheo-ni, giữa các nam cư sĩ, giữa các nữ cư sĩ: Thân nghiệp như vậy cần phải thực hành, thân nghiệp như vậy không nên thực hành; khẩu nghiệp như vậy cần phải thực hành, khẩu nghiệp như vậy không nên thực hành; ý nghiệp như vậy cần phải thực hành, ý nghiệp như vậy không nên thực hành; mạng sống như vậy cần phải thực hành, mạng sống như vậy không nên thực hành; làng, thị trấn như vậy cần phải đi đến; làng, thị trấn như vậy không nên đi đến.
,Như vậy, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các Tỷ-kheo, sau khi sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các Tỷ-kheo ni, sau khi sắp đặt một sự bảo vệ, phòng hộ đúng pháp giữa các nam cư sĩ, sau khi sắp đặt một sự bảo vệ, phòng hộ đúng pháp giữa các nữ cư sĩ, Như Lai làm cho chuyển vận Vô thượng pháp luân với pháp, bánh xe ấy không một Sa-môn hay Bà-la-môn, Thiên Ma hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời có thể chuyển ngược lại.

,(134)
Tại Mỗi Phương Hướng
[1]
,1. Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh sống tại phương hướng nào, vị ấy sống trong lĩnh vực mình chiếm đoạt được.
,Thế nào là năm?
,2. Ở đây, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; là nhà giàu có, đại phú, sung túc tài sản, ngân khố, kho lúa sung mãn; có uy lực, đầy đủ bốn loại binh chủng trung thành và sẵn sàng tuân lệnh. Vị tư lệnh là bậc Hiền trí, tinh luyện, sáng suốt và có suy tư về những vấn đề quá khứ, vị lai, hiện tại. Và bốn pháp này khiến danh xưng vị ấy được chín muồi.
,Thành tựu với pháp danh xưng thứ năm này, tại phương hướng nào vị ấy trú ở, vị ấy sống trong lãnh vực mình chiếm đoạt được.
,Vì sao? Vì như vậy là địa hạt của những người thắng trận.
[2]
,Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo sống tại phương hướng nào, vị ấy sống với tâm giải thoát.
,Thế nào là năm?
,1. Ở đây, Tỷ-kheo có giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhiệm, chấp nhận, và học tập trong các học pháp. Như vậy giống như vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đầy đủ về thọ sanh.
,2. Vị ấy là bậc nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe, đối với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, đối với các pháp như vậy được nghe nhiều, được thọ trì, được ghi nhớ nhờ đọc nhiều lần, chuyên ý quan sát, khéo thể nhập nhờ chánh kiến. Giống như vua Sát- đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, giàu có, đại phú, sung túc tài sản, ngân khố, kho lúa sung mãn.
,3. Vị ấy sống tinh cần, tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Giống như vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đầy đủ uy lực.
,4. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập thuộc bậc Thánh vào con đường đưa đến đoạn tận khổ đau. Giống như vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đầy đủ với vị tư lệnh.
,Bốn pháp này khiến sự giải thoát của vị ấy được chín muồi.
,5. Thành tựu với pháp giải thoát thứ năm này, vị ấy trú tại phương hướng nào, vị ấy trú với tâm giải thoát.
,Vì sao? Vì như vậy, đây là (địa hạt) của những tâm giải thoát.

,(135)
Mục Ðích (1)
[1]
,Thành tựu năm chi phần, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh có hy vọng về quốc độ.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người với dung sắc thù thắng như hoa sen, được cha mẹ thương yêu ưa thích, được dân chúng quốc độ thị trấn thương yêu ưa thích; đối với các nghề nghiệp thuộc vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, như nghề voi, ngựa, xe, cung và chuôi gươm, vị ấy hoàn toàn được huấn luyện.
,Vị ấy suy nghĩ như sau:
,- "Ta được thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ? Ta đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người với dung sắc thù thắng như hoa sen, tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ? Ta được cha mẹ thương yêu ưa thích, tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ? Ta được dân chúng quốc độ thị trấn thương yêu ưa thích, tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ? Ðối với các nghề nghiệp thuộc vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh như nghề voi, ngựa xe, cung và chuôi gươm ta hoàn toàn được huấn luyện, tại sao ta lại không đặt hy vọng về quốc độ?"
,Thành tựu năm chi phần này, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đặt hy vọng vào quốc độ.
[2]
,Cũng vậy, thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc.
,Thế nào là năm?
,1. Ở đây, Tỷ kheo có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai:
,- "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
,2. Tỷ-kheo ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn.
,3. Tỷ-kheo ấy không lừa đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình như chân đối với bậc Ðạo sư, đối với các vị sáng suốt, hay đối với các vị đồng Phạm hạnh.
,4. Tỷ-kheo ấy sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu với các thiện pháp.
,5. Tỷ-kheo ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sanh diệt các pháp, Thành tựu sự thể nhập thuộc bậc Thánh, đưa đến chân chánh đoạn diệt khổ đau.

,Vị ấy suy nghĩ như sau:
,- "Ta có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán,...Phật, Thế Tôn". Tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc?
,Ta ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc.
,Ta không lừa đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình như chân đối với bậc Ðạo sư, đối với các vị sáng suốt, hay đối với các vị đồng Phạm hạnh, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc?.
,Ta sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc?
,Ta có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sanh diệt của các pháp, thành tựu sự thể nhập thuộc bậc Thánh, đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc?"
,Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo đặt hy vọng và sự đoạn diệt các lậu hoặc.

,(136)
Mục Ðích (2)
[1]
,Thành tựu năm chi phần, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đặt hy vọng về phó vương.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người với dung sắc thù thắng như hoa sen; được cha mẹ thương yêu, ưa thích; được quân đội thương yêu, ưa thích; có trí tuệ, thiện xảo, thông minh, có khả năng suy nghĩ những vấn đề quá khứ, tương lai, hiện tại.
,Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta được thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vương phó vương? Ta đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người với dung sắc thù thắng như hoa sen, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vị phó vương? Ta được cha mẹ thương yêu, ưa thích, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vị phó vương? Ta được quân đội thương yêu, ưa thích; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vị phó vương? Ta là bậc có trí tuệ, thiện xảo, thông minh, có khả năng suy nghĩ những vấn đề quá khứ, tương lai, hiện tại; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào địa vị phó vương?".
,Thành tựu năm chi phần này, này các Tỷ-kheo, con trưởng của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đặt hy vọng vào địa vị phó vương.
[2]
,Cũng vậy, Tỷ-kheo thành tựu năm pháp đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc.
,Thế nào là năm?
,1. Ở đây, vị Tỷ-kheo có giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhiệm, chấp nhận, và học tập trong các học pháp.
,2. Vị ấy là bậc nghe nhiều, giữ gìn điều được nghe, tích tập điều được nghe, đối với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, đối với các pháp như vậy, được nghe nhiều, được thọ trì, đã được ghi nhớ nhờ đọc tụng, chuyên ý quán sát, khéo thể nhập nhờ chánh kiến.
,3. Vị ấy đối với Bốn niệm xứ, tâm khéo an trú.
,4. Vị ấy sống tinh cần tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp.
,5. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập thuộc bậc Thánh vào con đường đưa đến đoạn tận khổ đau.
[3]
,Vị ấy suy nghĩ như sau:
,1. Ta có giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhiệm, ta chấp nhận và học tập các thiện pháp; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc?
,2. Ta là người nghe nhiều, gìn giữ điều được nghe, tích tập điều được nghe. Ðối với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, đối với các pháp như vậy, ta được nghe nhiều, được thọ trì, được ghi nhớ nhờ đọc tụng, chuyên ý quán sát, khéo thể nhập nhờ chánh kiến; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc?
,3. Ta khéo an trú tâm ta vào Bốn niệm xứ; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc?
,4. Ta sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc?
,5. Ta là bậc có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập thuộc bậc Thánh vào con đường đưa đến đoạn tận khổ đau; tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc?"
,Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc.

,(137)
Ngủ Rất Ít
,Năm hạng người này, ban đêm ngủ ít, thức nhiều.
,Thế nào là năm?
,1. Người đàn bà, thao thức đến đàn ông, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
,2. Người đàn ông, thao thức đến đàn bà, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
,3. Người ăn trộm, thao thức đến đồ ăn trộm, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
,4. Vị vua, lo lắng các công việc của vua, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
,Vị Tỷ-kheo, thao thức đến ly hệ phược, ban đêm ngủ ít thức nhiều.
,Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, ban đêm ngủ ít thức nhiều.

,(138)
Ăn Các Ðồ Thực Vật
,1. Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, một con voi của vua ăn đồ ăn nhiều, choán chiếm nhiều chỗ, vung vãi đại tiện, nắm giữ thẻ đồ ăn, chỉ được gọi là con voi của vua.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, con voi của vua không kham nhẫn các sắc, không kham nhẫn các tiếng, không kham nhẫn các hương, không kham nhẫn các vị, không kham nhẫn các xúc.
,Thành tựu năm chi phần, một con voi của vua ăn đồ ăn nhiều, choán chiếm nhiều chỗ, vung vãi đại tiện, nắm giữ thẻ đồ ăn được gọi là con voi của vua.
,Cũng vậy, thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo ăn đồ ăn nhiều, choán chiếm nhiều chỗ, làm đổ giường nằm và nắm giữ thẻ đồ ăn, được xem chỉ là một Tỷ-kheo.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, Tỷ-kheo không kham nhẫn các sắc, không kham nhẫn các tiếng, không kham nhẫn các hương, không kham nhẫn các vị, không kham nhẫn các xúc.
,Thành tựu năm pháp này, một Tỷ-kheo ăn đồ ăn nhiều, choán chiếm nhiều chỗ, làm đổ giường nằm và nắm giữ phiếu đồ ăn, vị ấy được gọi chỉ là một Tỷ-kheo.

,(139)
Không Có Thể Kham Nhẫn
[1]
,Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, con voi của vua không xứng đáng cho vua, không là tài sản của vua, không được xem là một biểu tượng của vua.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, con voi của vua không kham nhẫn các sắc, không kham nhẫn các tiếng, không kham nhẫn các hương, không kham nhẫn các vị, không kham nhẫn các xúc.
,1. Và thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các sắc?
,Ở đây, con voi của vua, khi đi đến chiến trận, thấy đoàn voi hay thấy đoàn ngựa, hay thấy đoàn xe, hay thấy đoàn bộ binh đã chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, con voi của vua không kham nhẫn đối với các sắc.
,2. Và thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các tiếng?
,Ở đây, con voi của vua, đi đến chiến trận, khi nghe tiếng voi, nghe tiếng ngựa, nghe tiếng xe, nghe tiếng bộ binh, hay nghe tiếng trống lớn, thanh la, tiếng tù và, tiếng trống nhỏ, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, con voi của vua không kham nhẫn các tiếng.
,3. Và thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các hương?
,Ở đây, con voi của vua đi đến chiến trận, khi đó ngửi mùi phân và nước tiểu của các con voi của vua thuộc loại quý chủng đã quen chiến trận, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, là con voi của vua không kham nhẫn các hương.
,4. Và thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các vị?
,Ở đây, con voi của vua khi đi đến chiến trận, chán ngấy một máng cỏ và nước, hay chán ngấy hai, ba, bốn hay năm máng cỏ và nước, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, là con voi của vua không kham nhẫn các vị.
,5. Và thế nào là con voi của vua không kham nhẫn các xúc?
,Ở đây, con voi của vua đi đến chiến trận, khi bị trúng một mũi tên, hay hai, hay ba, hay bốn, hay năm mũi tên, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận. Như vậy, là con voi của vua không kham nhẫn các xúc.
,Thành tựu năm chi phần, một con voi của vua không xứng đáng của[vua, không là tài sản của vua, không được xem là một biểu tượng của vua.
[2]
,Cũng vậy, một vị Tỷ-kheo thành tựu năm pháp không đáng cung kính, không đáng tôn trọng, không đáng cúng dường, không đáng chắp tay, không còn là phước điền vô thượng ở đời.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, Tỷ-kheo không kham nhẫn các sắc, không kham nhẫn các tiếng, không kham nhẫn các hương, không kham nhẫn các vị, không kham nhẫn các xúc.
,1. Và thế nào là vị Tỷ-kheo không kham nhẫn các sắc?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc liền tham đắm các sắc khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, Tỷ-kheo không kham nhẫn các sắc.
,2. Và thế nào là Tỷ-kheo không kham nhẫn các tiếng?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng liền tham đắm các tiếng khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, Tỷ-kheo không kham nhẫn các tiếng.
,3. Và thế nào là Tỷ-kheo không kham nhẫn các hương?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi mũi ngửi hương liền tham đắm các hương khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, là Tỷ-kheo không kham nhẫn các hương.
,4. Và thế nào là Tỷ-kheo không kham nhẫn các vị?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi lưỡi nếm vị liền tham đắm các vị khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, là Tỷ-kheo không kham nhẫn các vị.
,5. Và thế nào là vị Tỷ-kheo không kham nhẫn các xúc?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi thân cảm xúc liền tham đắm các xúc khả ái, tâm không thể định tĩnh. Như vậy, là Tỷ-kheo không kham nhẫn các xúc.
,Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo không đáng được cung kính, không đáng được tôn trọng, không đáng được cúng dường, không đáng được chắp tay, không còn là vô thượng phước điền ở đời.
[3]
,Thành tựu năm chi phần, con voi của vua xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, con voi của vua kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc.
,1. Và thế nào là con voi của vua kham nhẫn các sắc?
,Ở đây, con voi của vua, đi đến chiến trận, khi thấy đoàn voi hay khi thấy đoàn ngựa, hay khi thấy đoàn xe, hay khi thấy đoàn bộ binh, liền không chùn chân, rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, con voi của vua kham nhẫn các sắc.
,2. Và thế nào, con voi của vua kham nhẫn các tiếng?
,Ở đây, con voi của vua, đi đến chiến trận, khi nghe tiếng voi, hay khi nghe tiếng ngựa, hay khi nghe tiếng xe, hay khi nghe tiếng bộ binh, hay khi nghe tiếng trống lớn, thanh la, tù và, trống nhỏ, không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, là con voi của vua kham nhẫn các tiếng.
,3. Và thế nào là con voi của vua kham nhẫn các hương?
,Ở đây, con voi của vua đi đến chiến trận, đối với các con voi của vua thuộc loại quý chủng, quen thuộc chiến trận, khi nó ngửi mùi phân và nước tiểu của những con voi ấy, nó không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, con voi của vua kham nhẫn các hương.
,4. Và thế nào là con voi của vua kham nhẫn các vị?
,Ở đây, con voi của vua đi đến chiến trận, khinh miệt một máng cỏ và nước, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn hoặc năm máng cỏ và nước, không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, con voi của vua kham nhẫn các vị.
,5. Và thế nào là con voi của vua kham nhẫn các xúc?
,Ở đây, con voi của vua đi đến chiến trận, khi bị một mũi tên bắn trúng, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. Như vậy, là con voi của vua kham nhẫn các xúc.
,Thành tựu năm chi phần này, này các Tỷ-kheo, con voi của vua xứng đáng cho vua, là tài sản của vua, và được gọi là biểu tượng của vua.
[4]
,Cũng vậy, thành tựu năm pháp, vị Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc.
,1. Và thế nào là Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không tham đắm các sắc khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc.
,2. Và thế nào là Tỷ-kheo kham nhẫn các tiếng?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng, không tham đắm các tiếng khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, Tỷ-kheo kham nhẫn các tiếng.
,3. Và thế nào là Tỷ-kheo kham nhẫn các hương?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi mũi ngửi các hương, không tham đắm các hương khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, Tỷ-kheo kham nhẫn các hương.
,4. Và thế nào là Tỷ-kheo kham nhẫn các vị?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi lưỡi nếm các vị, không tham đắm các vị khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, Tỷ-kheo kham nhẫn các vị.
,5. Và thế nào, là Tỷ-kheo kham nhẫn các xúc?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi thân cảm các xúc, không tham đắm các xúc khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. Như vậy, Tỷ-kheo kham nhẫn các xúc.
,Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời.

,(140)
Biết Nghe
[1]
,Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, con voi của vua xứng đáng cho vua, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, con voi của vua biết nghe, biết sát hại, biết phòng hộ, biết kham nhẫn, biết đi đến.
,1. Và thế nào là con voi của vua biết nghe?
,Ở đây, con voi của vua, khi người nài sai làm một công tác hoặc đã làm từ trước, hoặc chưa làm từ trước, nhiệt tâm tác ý, hoàn toàn chú tâm, lóng tai và nghe. Như vậy, là con voi của vua biết nghe.
,2. Và thế nào là con voi của vua biết sát hại?
,Ở đây, con voi của vua đi đến chiến trận, giết voi, giết kẻ cưỡi voi, giết ngựa, giết kẻ cưỡi ngựa, phá xe, giết kẻ cưỡi xe, giết các bộ binh. Như vậy, là con voi của vua biết sát hại.
,3. Và thế nào là con voi của vua biết phòng hộ?
,Ở đây, đi đến chiến trận, con voi của vua phòng hộ phần thân trước, phòng hộ phần thân sau, phòng hộ đầu, phòng hộ tai, phòng hộ ngà, phòng hộ vòi, phòng hộ đuôi, phòng hộ người cưỡi voi. Như vậy, con voi của vua biết phòng hộ.
,4. Và thế nào là con voi của vua biết kham nhẫn?
,Ở đây, con voi của vua khi lâm trận, kham nhẫn bị thương đâm, kham nhẫn bị kiếm đâm, kham nhẫn bị trúng tên, kham nhẫn các thứ tiếng, như tiếng trống lớn, tiếng thanh la, tiếng tù và, tiếng trống nhỏ. Như vậy, con voi của vua biết kham nhẫn.
,5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết đi đến?
,Ở đây, con voi của vua, khi người nài (huấn luyện voi) sai đi về hướng nào, hoặc trước kia đã có đi, hay trước kia chưa có đi, liền mau mắn đi về chỗ ấy.
,Như vậy, con voi của vua biết đi đến.
,Thành tựu năm chi phần này, con voi của vua xứng đáng là của vua, là tài sản của vua, và được gọi là một biểu tượng của vua.
[2]
,Cũng vậy, thành tựu năm pháp, vị Tỷ-kheo xứng đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, Tỷ-kheo là người biết nghe, biết sát hại, biết phòng hộ, biết kham nhẫn, biết đi đến.
,1. Và thế nào là Tỷ-kheo biết nghe?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi Pháp và Luật do Như Lai thuyết được thuyết giảng, nhiệt tâm, tác ý, hoàn toàn chú tâm lắng tai nghe pháp. Như vậy, là Tỷ-kheo biết nghe.
,2. Và thế nào là Tỷ-kheo biết sát hại?
,Ở dây, Tỷ-kheo đối với các dục tâm đã khởi lên, không có gìn giữ, nhưng từ bỏ, gột sạch, làm cho hoại diệt, làm cho đi đến không hiện hữu; đối với sân tầm đã sanh...đối với các hại tầm đã sanh...đối với các pháp ác, bất thiện đã sanh hay chưa sanh, không có gìn giữ nhưng từ bỏ, gột sạch, làm cho hoại diệt, làm cho đi đến không hiện hữu. Như vậy, là Tỷ-kheo biết sát hại.
,3. Và thế nào, là Tỷ-kheo biết phòng hộ?
,Ở đây, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được bảo vệ, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn.
,Khi tai nghe tiếng...khi mũi ngửi hương...khi lưỡi nếm vị...khi thân cảm xúc...khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, là Tỷ- kheo biết phòng hộ.
,4. Và thế nào là Tỷ-kheo biết kham nhẫn?
,Ở đây, Tỷ-kheo kham nhẫn lạnh, nóng, đói khát, sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, những cách nói mạ lỵ, phỉ báng, các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, nhói đau, chói đau, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Như vậy, là Tỷ-kheo kham nhẫn.
,5. Và thế nào là vị Tỷ-kheo biết đi đến?
,Ở đây, phương hướng nào trước kia chưa từng đi, tại đây mọi hành được chỉ tịnh, mọi sanh y được từ bỏ, ái được đoạn diệt, ly tham, hoại diệt, Niết-bàn, vị ấy đi đến chỗ ấy một cách mau chóng. Như vậy, là vị Tỷ-kheo biết đi đến.
,Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.

PHẨM XV
(Kinh số 141-150)

,(141)
Cho Là Khinh
,Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
,Thế nào là năm?
,Sau khi cho, khinh rẻ; sau khi cùng sống, khinh rẻ; miệng nuốt tất cả; người không vững chắc; người ám độn ngu si.
,1. Và thế nào là người sau khi cho, khinh rẻ?
,Ở đây, có hạng người cho người khác các đồ nhu yếu như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
,Vị ấy suy nghĩ:
,- "Ta là người cho, người này là người nhận".
,Sau khi cho, vị ấy khinh rẻ (người nhận).
,Như vậy, là hạng người sau khi cho, khinh rẻ.
,2. Và thế nào là hạng người, sau khi sống chung, khinh rẻ?
,Ở đây, có hạng người cùng sống với người, hai hay ba năm. Do sống với người ấy, vị ấy khinh rẻ người ấy.
,Như vậy, là hạng người sau khi sống chung, khinh rẻ.
,3. Và thế nào là hạng người miệng nuốt tất cả?
,Ở đây, có người khi nghe người ta tán thán hay chỉ trích người khác, liền mau mắn thích thú.
,Như vậy, là hạng người miệng nuốt tất cả.
,4. Và thế nào là hạng người không vững chắc?
,Ở đây, có người có lòng tin nhỏ bé, có lòng tín ngưỡng nhỏ bé, có lòng ái mộ nhỏ bé, có tịnh tín nhỏ bé.
,Như vậy, là hạng người không vững chắc.
,5. Và thế nào là hạng người ám độn ngu si?
,Ở đây, có người không biết các pháp thiện, bất thiện, không biết các pháp tội, không tội, không biết các pháp hạ liệt, thù thắng, không biết các pháp dự phần đen trắng.
,Như vậy, là hạng người ám độn ngu si.
,Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

,(142)
Làm Sai Lạc
[1]
,Có năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
,Thế nào là năm?
,1. Ở đây, có người làm điều vi phạm và hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
,2. Ở đây, có người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
,3. Ở đây, có hạng người không làm điều vi phạm, có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
,4. Ở đây, có hạng người không làm điều vi phạm, không có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
,5. Ở đây, có hạng người không làm điều vi phạm, không có hối hận, và như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.
[2]
,Ở đây, hạng người này làm điều vi phạm và hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn. Hạng người này cần phải được nói như sau:
,- "Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm đã có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận được tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi đoạn tận các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm, sau khi loại bỏ các lậu hoặc được sanh do hối hận, hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy".
,2. Ở đây, hạng người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, và không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây các pháp ác bất thiện ấy đã sanh, được đoạn diệt không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau:
,- "Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm đã có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận không có tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi đoạn tận các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm, hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy".
,3. Ở đây, hạng người này không làm điều vi phạm, có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây các pháp ác bất thiện ấy đã sanh, được đoạn diệt không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau:
,- "Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm không có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận có tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi loại bỏ các lậu hoặc được sanh do hối hận, hãy tu tập tâm giải thoát, tuệ giải thoát! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy".
,4. Ở đây, hạng người này không làm điều vi phạm, không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây các pháp ác bất thiện ấy đã sanh được đoạn diệt không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau:
,- "Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm không có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận không có tăng trưởng. Lành thay, Tôn giả hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy".
,Như vậy, bốn hạng người này, với hạng người thứ năm được giáo giới như vậy, được khuyên dạy như vậy, dần dần đạt đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.

,(143)
Tại Ðền Sàrandada
[1]
,1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàlì, tại Ðại Lâm, chỗ giảng đường có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Vesàlì để khất thực.
,Lúc bấy giờ, khoảng 500 người Licchavì đang ngồi tụ họp tài đền Sàrandada, và câu chuyện sau đây được khởi lên:
,«Sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời.
,2. Thế nào là năm?
,Sự hiện hữu của voi báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của ngựa báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của ngọc báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của nữ báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của cư sĩ báu khó tìm được ở đời.
,Sự hiện hữu của năm châu báu này khó tìm được ở đời".
,3. Rồi các người Licchavì ấy đặt một người ở trên đường và nói:
,- Này Bạn, khi nào Bạn thấy Thế Tôn đi đến, hãy báo cho chúng tôi biết.
,Người ấy thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy, liền đi đến các người Licchavì và nói:
,- Thưa Quý vị, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy đã đến. Nay Quý vị hãy làm những gì Quý vị nghĩ là hợp thời!
,Rồi các người Licchavì ấy đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên, các người Licchavì ấy bạch Thế Tôn:
,- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến đền Sàrandada vì lòng thương tưởng chúng con!
,Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến đền Sàrandada, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các người Licchavì ấy:
,- Này các Licchavì, hôm nay các Ông ngồi tụ họp, nói đến vấn đề gì? Và vấn đền gì giữa các Ông đã bị gián đoạn?
,- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con đang ngồi tụ họp, vấn đề này được khởi lên:
,- "Sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Và thế nào là năm? Sự hiện hữu của voi báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của ngựa báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của ngọc báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của nữ báu khó tìm được ở đời; Sự hiện hữu của cư sĩ báu khó tìm được ở đời. Sự hiện hữu của năm châu báu này khó tìm được ở đời!".
[2]
,Ðối với các Ông, người Licchavì đang thiên nặng về dục, cuộc nói chuyện y cứ trên dục được khởi lên. Này các Licchavì, sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời.
,Và thế nào là năm?
,1. Sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời.
,2. Hạng người có thể thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời.
,3. Người hiểu được lời thuyết giảng về Pháp là Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời.
,4. Người đem thực hành các pháp và tùy pháp được hiểu từ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời.
,5. Người biết ơn, và nhớ ơn khó tìm được ở đời.
,Sự hiện hữu của năm châu báu này, này các Licchavì, khó tìm được ở đời.

,(144)
Tại Rừng Tikandaki
[1]
,1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Tikandaki. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
,- Này các Tỷ-kheo!
,- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
,Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
,2. Lành thay, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo thỉnh thoảng sống với tưởng ghê tởm đối với các vật không ghê tởm! Lành thay, nếu Tỷ-kheo thỉnh thoảng sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm! Lành thay, nếu Tỷ-kheo thỉnh thoảng sống với tưởng ghê tởm đối với các vật không ghê tởm và ghê tởm! Lành thay, nếu Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo thỉnh thoảng sống với tưởng không ghê tởm đối với các vật ghê tởm và không ghê tởm! Lành thay, nếu Tỷ-kheo sau khi từ bỏ cả hai vật không ghê tởm và ghê tởm, trú xả, chánh niệm tỉnh giác!
[2]
,Và do duyên lợi ích gì, Tỷ-kheo có thể trú với tưởng ghê tởm đối với vật không ghê tởm?
,- "Mong rằng, đối với các pháp khả ái, tham chớ có khởi lên nơi ta". Do duyên lợi ích này, Tỷ-kheo nên sống với tưởng ghê tởm đối với vật không ghê tởm.
,2. Và do duyên lợi ích thế nào, Tỷ-kheo nên sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm?
,- "Mong rằng đối với các pháp đáng sân hận, lòng sân chớ có khởi lên nơi ta" Do duyên lợi ích này, Tỷ-kheo nên sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm.
,3. Và do duyên lợi ích thế nào, Tỷ-kheo nên sống với tưởng ghê tởm đối với vật không ghê tởm, và ghê tởm?
,- "Mong rằng đối với các pháp khả ái, lòng tham chớ có khởi lên nơi ta. Mong rằng đối với các pháp đáng sân hận, lòng sân chớ có khởi lên nơi ta". Do duyên lợi ích này, Tỷ-kheo nên sống với tưởng ghê tởm đối với vật không ghê tởm và ghê tởm.
,4. Và do duyên lợi ích thế nào, Tỷ-kheo nên sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm và không ghê tởm?
,- "Mong rằng đối với các pháp đáng được sân hận, lòng sân chớ khởi lên nơi ta". Do duyên lợi ích này, Tỷ-kheo nên sống với tưởng không ghê tởm đối với vật ghê tởm và không ghê tởm.
,5. Và do duyên lợi ích thế nào, Tỷ-kheo sau khi từ bỏ cả hai vật không ghê tởm và ghê tởm, trú xả, chánh niệm tỉnh giác?
,- "Mong rằng dầu là vật gì, tại chỗ nào và như thế nào, đối với các pháp khả ái, lòng tham chớ có khởi lên nơi ta! Mong rằng dầu là vật gì, tại chỗ nào là như thế nào, đối với các pháp đáng được sân hận, lòng sân chớ có khởi lên nơi ta! Mong rằng dầu là vật gì, tại chỗ nào và như thế nào, đối với các pháp có thể làm cho si mê, lòng si không khởi lên nơi ta!" Do duyên lợi ích này, Tỷ-kheo sau khi từ bỏ cả hai vật không ghê tởm và ghê tởm, trú xả, chánh niệm tỉnh giác.

,(145)
Con Ðường Ðến Ðịa Ngục
,1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục.
,Thế nào là năm?
,Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say trong rượu men, rượu nấu.
,Thành tựu năm pháp này, như vậy tương xứng bị quăng vào địa ngục.
,2. Thành tựu năm pháp này, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
,Thế nào là năm?
,Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.
,Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.

,(146)
Người Bạn
,1. Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo không đáng được làm bạn.
,Thế nào là năm?
,Bảo làm việc đồng áng; ưa thích kiện tụng; chống đối các Tỷ-kheo lãnh đạo; sống đời sống không có mục đích, kéo dài đời sống như vậy; không có khả năng thỉnh thoảng trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với một bài thuyết pháp.
,Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo không đáng được làm bạn.
,2. Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo đáng được làm một người bạn.
,Thế nào là năm?
,Không bảo làm việc đồng áng; không ưa thích kiện tụng; không chống đối các Tỷ-kheo lãnh đạo; không sống đời sống không có mục đích, không kéo dài đời sống như vậy; có khả năng thỉnh thoảng trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với một bài thuyết pháp.
,Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo đáng được làm bạn.

,(147)
Bố Thí Không Xứng Bậc Chân Nhân
,1. Có năm loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, không xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm?
,Bố thí không cung kính, bố thí không suy nghĩ, bố thí không tự tay mình, bố thí đồ quăng bỏ, bố thí không nghĩ đến tương lai.
,Các pháp này, là năm loại bố thí không xứng bậc Chân nhân.
,2. Năm loại bố thí này, là loại bố thí xứng bậc Chân nhân.
,Thế nào là năm?
,Bố thí có cung kính, bố thí có suy nghĩ, bố thí tự tay mình, bố thí đồ không quăng bỏ, bố thí có nghĩ đến tương lai.
,Các pháp này, là năm loại bố thí xứng bậc Chân nhân.

,(148)
Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân
,1. Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí này xứng bậc Chân nhân.
,Thế nào là năm?
,Bố thí có lòng tin, bố thí có kính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm không gượng ép, bố thí không làm thương tổn mình và người.
,Này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí với lòng tin chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn, đẹp trai, dễ ngó, có thành tín và thành tựu dung sắc thù thắng như hoa sen.
,Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí có cung kính, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và các con trai, các bà vợ, các người nô tỳ, các người đưa tin, các người làm công, những người ấy đều sẵn sàng vâng theo người ấy, họ lóng tai và phục vụ với tâm hiểu biết.
,Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí đúng thời, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và các vật dụng đến với người ấy đúng thời và sung túc.
,Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí với tâm không gượng ép, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn, và hướng tâm thụ hưởng đầy đủ năm dục công đức.
,Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí không làm thương tổn mình và người, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và không một tai nạn nào từ đâu đến, đến với tài sản của người ấy, hoặc từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ các người thù địch hay từ các người thừa tự.
,Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí xứng bậc Chân nhân này.

,(149)
Thời Giải Thoát (1)
,1. Có năm pháp này, đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng được thời giải thoát.
,Thế nào là năm?
,Ưa thích làm việc (về thân), ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ, ưa thích hội chúng, không quan sát tâm như đã được giải thoát.
,Năm pháp này, đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng thời giải thoát.
,2. Năm pháp này, không đưa đến sự thối đọa cho vị Tỷ-kheo đã chứng được thời giải thoát.
,Thế nào là năm?
,Không ưa thích làm việc (về thân), không ưa thích nói chuyện, không ưa thích ngủ, không ưa thích hội chúng, có quan sát tâm như đã được giải thoát.
,Năm pháp này, không đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng thời giải thoát.

,(150)
Thời Giải Thoát (2)
,1. Năm pháp này, đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng thời giải thoát.
,Thế nào là năm?
,Ưa thích làm việc (về thân), ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ, không chế ngự các căn, không biết tiết độ trong ăn uống.
,Năm pháp này, đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng được thời giải thoát.
,2. Năm pháp này, không đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng thời giải thoát.
,Thế nào là năm?
,Không ưa thích làm việc (về thân), không ưa thích nói chuyện, không ưa thích ngủ, chế ngự các căn, biết tiết độ trong ăn uống.
,Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự thối đọa cho Tỷ-kheo đã chứng được thời giải thoát.

PHẨM XVI
(Kinh số 151-160)

,(151)
Quyết Ðịnh Tánh Về Diệu Pháp (1)
,1. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.
,Thế nào là năm?
,Khinh lời thuyết giảng, khinh người thuyết giảng, khinh tự mình, nghe pháp với tâm tán loạn, không nhứt tâm và không như lý tác ý.
,Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.
,2. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.
,Thế nào là năm?
,Không khinh lời thuyết giảng, không khinh người thuyết giảng, không khinh tự mình, nghe pháp với tâm không tán loạn, nhứt tâm và như lý tác ý.
,Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

,(152)
Quyết Ðịnh Tánh Về Diệu Pháp (2)
,1. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.
,Thế nào là năm?
,Khinh lời thuyết giảng, khinh người thuyết giảng, khinh tự mình, ác tuệ; đần độn, câm điếc, không tác ý hiểu biết đối với những vấn đề không hiểu biết.
,2. Thành tựu năm pháp này, một người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.
,Thế nào là năm?
,Không khinh lời thuyết giảng, không khinh người thuyết giảng, không khinh tự mình, có trí tuệ; không đần độn, không câm điếc, tác ý hiểu biết đối với những vấn đề không hiểu biết.
,Thành tựu năm pháp này, người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

,(153)
Quyết Ðịnh Tánh Về Diệu Pháp (3)
,1. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.
,Thế nào là năm?
,Nghe pháp với tâm chê bai, với tâm bị chê bai ám ảnh; nghe pháp với tâm cật nạn, tìm tòi khuyết điểm; trong khi pháp được giảng, tâm bị choáng váng, bị chai sạn; ác tuệ; đần độn, câm điếc, không tác ý hiểu biết đối với những vấn đề không hiểu biết.
,Thành tựu năm pháp này, một người nghe diệu pháp không có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.
,2. Thành tựu năm pháp này, một người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.
,Thế nào là năm?
,Nghe pháp với tâm không chê bai, không bị chê bai ám ảnh; nghe pháp với tâm không cật nạn, không tìm tòi khuyết điểm; trong khi pháp được giảng, tâm không bị choáng váng, không bị chai sạn; có trí tuệ; không đần độn, không câm điếc, tác ý hiểu biết đối với những vấn đề không hiểu biết.
,Thành tựu năm pháp này, người nghe diệu pháp có thể nhập vào quyết định tánh, chánh tánh trong các thiện pháp.

,(154)
Diệu Pháp Hỗn Loạn (1)
,1. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, biến mất.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, các Tỷ-kheo không cẩn trọng nghe pháp; không cẩn trọng học thuộc lòng pháp; không cẩn trọng thọ trì pháp; không cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì; không cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.
,Năm pháp này, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, biến mất.
,2. Năm pháp này, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
,Thế nào là năm?
,Ở đây, Tỷ-kheo cẩn trọng nghe pháp; cẩn trọng học thuộc lòng pháp; cẩn trọng thọ trì pháp; cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì; cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.
,Năm pháp này, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

,(155)
Diệu Pháp Hỗn Loạn (2)
[1]
,Năm pháp này, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, và biến mất.
,Thế nào là năm?
,1. Ở đây, các Tỷ-kheo không học thuộc lòng Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Ðây là pháp thứ nhất, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,2. Lại nữa, các Tỷ-kheo không thuyết pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ hai, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,3. Lại nữa, các Tỷ-kheo không để cho các người khác nói pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ ba, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,4. Lại nữa, các Tỷ-kheo không có đọc tụng pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ tư, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,5. Lại nữa, các Tỷ-kheo với tâm không tùy tầm, không tùy tứ, với ý không tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ năm, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,Năm pháp này, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, và biến mất.
[2]
,Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
,Thế nào là năm?
,1. Ở đây, các Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Ðây là pháp thứ nhất, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
,2. Lại nữa, các Tỷ-kheo thuyết pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ hai, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn và không biến mất.
,3. Lại nữa, các Tỷ-kheo để cho các người khác nói pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ ba, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn và không biến mất.
,4. Lại nữa, các Tỷ-kheo đọc tụng pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ tư, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn và không biến mất.
,5. Lại nữa, các Tỷ-kheo với tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Ðây là pháp thứ năm, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
,Năm pháp này, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

,(156)
Diệu Pháp Hỗn Loạn (3)
[1]
,Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,Thế nào là năm?
,1. Ở đây, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh điển bị nắm giữ sai lạc, với những văn cú đặt sai lầm. Này các Tỷ-kheo, với văn cú đặt sai lầm, ý nghĩa bị hướng dẫn sai lạc. Ðây là pháp thứ nhất, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,2. Lại nữa, các Tỷ-kheo là những người khó nói, đầy đủ những tánh khiến họ trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy. Ðây là pháp thứ hai, khiến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,3. Lại nữa, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, Thánh giáo được trao truyền, là bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu, các vị ấy không cẩn trọng để cho các người khác nói pháp. Do duyên này của họ, Khế kinh như bị đứt gốc, không còn là chỗ nương tựa. Ðây là pháp thứ ba, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,4. Lại nữa, các Tỷ-kheo trưởng lão là những vị sống đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu trong thối đọa, từ bỏ gánh nặng viễn ly, không có hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và quần chúng về sau sẽ đi theo tri kiến của họ. Họ cũng sẽ trở thành những người sống đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu trong thối đọa, từ bỏ gánh nặng viễn ly, sẽ không hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ðây là pháp thứ tư, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,5. Lại nữa, chúng Tăng bị chia rẽ. Khi chúng Tăng bị chia rẽ, có sự mắng nhiếc lẫn nhau, có sự đấu khẩu lẫn nhau, có sự thanh trừng lẫn nhau, có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín không tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín có thể đổi khác. Ðây là pháp thứ năm, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
,Năm pháp này, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
[2]
,Năm pháp này, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
,Thế nào là năm?
,1. Ở đây, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh điển được nắm giữ tốt đẹp, với những văn cú được phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hướng dẫn chơn chánh. Ðây là pháp thứ nhất, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biết mất.
,2. Lại nữa, các Tỷ-kheo là những người dễ nói, dễ kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được giảng dạy. Ðây là pháp thứ hai, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
,3. Lại nữa, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều Thánh giáo được trao truyền, là bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu, các vị ấy cẩn trọng để cho các người khác nói pháp. Do duyên này của họ, kinh điển không bị đứt gốc, là chỗ nương tựa. Ðây là pháp thứ ba, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
,4. Lại nữa, các Tỷ-kheo trưởng lão không sống đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và quần chúng về sau sẽ đi theo tri kiến của họ. Họ cũng sẽ trở thành những người không sống đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ðây là pháp thứ tư, đưa đến diệu pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
,5. Lại nữa, chúng Tăng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh luận, cùng một giáo lý, sống an ổn. Khi chúng Tăng hòa hợp, không có sự mắng nhiếc lẫn nhau, không có sự đấu khẩu lẫn nhau, không có sự thanh trừng lẫn nhau, không có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín không có đổi khác. Ðây là pháp thứ năm, đưa đến diệu pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất.
,Năm pháp này, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

,(157)
Ác Thuyết
[1]
,Lời nói của năm hạng người, này các Tỷ-kheo, là ác thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người.
,Thế nào là năm?
,Nói về tín với người không tin, là ác thuyết; nói về giới với người ác giới là ác thuyết; nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết; nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết; nói về trí tuệ với người ác tuệ là ác thuyết.
,1. Và tại sao nói về tín với người không tin là ác thuyết?
,Người không tin, khi được nói về lòng tin liền tức tối, phẫn nộ, hiềm khích, mất bình tĩnh, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, phiền muộn.
,Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ lòng tin, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về tín với người không có lòng tin là ác thuyết.
,2. Và tại sao nói về giới với người ác giới là ác thuyết?
,Người ác giới, khi được nói về giới liền tức tối, phẫn nộ...
,Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ giới, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về giới với người ác giới là ác thuyết.
,3. Và tại sao nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết?
,Người nghe ít, khi được nói đến nghe nhiều liền tức tối, phẫn nộ...
,Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ nghe nhiều, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết.
,4. Và tại sao nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết?
,Người xan tham, khi được nói về bố thí liền tức tối, phẫn nộ...Vì sao?
,Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ bố thí, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết.
,5. Và tại sao nói về tuệ với người ác tuệ là ác thuyết?
,Người ác tuệ, khi được nói đến trí tuệ liền tức tối, phẫn nộ...
,Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ trí tuệ, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về trí tuệ với người ác tuệ là ác thuyết.
,Lời nói của năm hạng người này là ác thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người.
[2]
,Lời nói của năm hạng người này là thiện thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người.
,Thế nào là năm?
,Thuyết về tín cho người có lòng tin, này các Tỷ-kheo, là thiện thuyết; thuyết về giới cho người giữ giới là thiện thuyết; thuyết về nghe nhiều cho người nghe nhiều là thiện thuyết; thuyết về bố thí cho người bố thí là thiện thuyết; thuyết về trí tuệ cho người trí tuệ là thiện thuyết.
,1. Và này các Tỷ-kheo, tại sao thuyết về lòng tin cho người có lòng tin là thiện thuyết?
,Người có lòng tin, khi được nói đến lòng tin thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích, không mất bình tĩnh, không biểu lộ phẫn nộ, sân hận, phiền muộn.
,Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có đầy đủ lòng tin, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về tín với người có lòng tin là thiện thuyết.
,2. Và tại sao nói về giới cho người giữ giới là thiện thuyết?
,Người giữ giới, khi được nói đến về giới thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích, không mất bình tĩnh, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không phiền muộn.
,Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có đầy đủ giới, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về giới với người có giữ giới là thiện thuyết.
,3. Và tại sao nói về nghe nhiều cho người nghe nhiều là thiện thuyết?
,Người nghe nhiều, khi được nói đến nghe nhiều thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích...không phiền muộn.
,Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có nghe nhiều, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về nghe nhiều với người có nghe nhiều là thiện thuyết.
,4. Và tại sao nói về bố thí cho người bố thí là thiện thuyết?
,Người bố thí, khi được nói đến bố thí thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích...không phiền muộn.
,Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có bố thí, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về bố thí với người có bố thí là thiện thuyết.
,5. Và tại sao nói về trí tuệ cho người có trí tuệ là thiện thuyết?
,Người trí tuệ, khi được nói đến trí tuệ thì không tức tối...không phiền muộn.
,Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có trí tuệ, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về trí tuệ với người có trí tuệ là thiện thuyết.
,Lời thuyết của năm hạng người này, là thiện thuyết khi có sự đối chứng giữa người và người.

,(158)
Sợ Hãi
,1. Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo rơi vào trong sợ hãi.
,Thế nào là[năm?
,Ở đây, Tỷ-kheo không có lòng tin, giữ ác giới, nghe ít, biếng nhác và ác tuệ.
,Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo rơi vào trong sợ hãi.
,2. Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo không có sợ hãi. Thế nào là năm?
,Ở đây, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.
,Thành tựu năm pháp này, Tỷ-kheo không có sợ hãi.

,(159)
Tôn Guả Udàyi
,Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, tại khu vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, Tôn giả Udàyi có hội chúng cư sĩ đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp. Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Udàyi có hội chúng đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp, sau khi thấy, đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
,- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Udàyi có hội chúng cư sĩ đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp.
,- Này Ananda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Ðể thuyết pháp cho các người khác, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác.
,Thế nào là năm?
,1. "Ta sẽ thuyết pháp tuần tự", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.
,2. "Ta sẽ thuyết với mắt nhìn vào pháp môn", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.
,3. "Ta sẽ thuyết vì lòng từ mẫn", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.
,4. "Ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.
,5. "Ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và cho người". Thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.
,- Này Ananda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Ðể thuyết pháp cho các người khác, này Ananda, sau nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác.

,(160)
Khó Trừ Khử
,Năm pháp này khởi lên, này các Tỷ-kheo, thật khó trừ khử.
,Thế nào là năm?
,Tham khởi lên, thật khó trừ khử; sân khởi lên, thật khó trừ khử; si khởi lên, thật khó trừ khử; ham nói khởi lên, thật khó trừ khử; tâm lang thang thật khó trừ khử.
,Năm pháp này đã khởi lên, thật khó trừ khử.
...

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Trangphattu Yếu lược & Bố cục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHẦN DẪN GIẢI-CHÚ THÍCH-BÌNH LUẬN

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.