[Các Liên Kết]

MỤC LỤC: KINH TẠNG

TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN

Tương Ưng Bộ Kinh
(Samyutta Nikaya)
Tập 2

[Thiên Nhân Duyên]
Chương 1
TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN

———————————————————————————————
PHẨM I
(Phật Đà)

,(1)
Thuyết Pháp
,Như vầy tôi nghe.
,Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
,- "Này các Tỷ-kheo".
,- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn".
,Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:
,- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
,- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
,Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
,- Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi?
,1. Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
,Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tập khởi.
,2. Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Dọ thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
,Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là đoạn diệt.
,Thế Tôn nói như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

,(2)
Phân Biệt
,Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).
,- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
,- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
,Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
,Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi?
,Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
,1. Và thế nào là già, chết?
,Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già.
,Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết.
,Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.
,2. Và thế nào là sanh?
,Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sanh.
,3. Và thế nào là hữu?
,Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu.
,4. Và thế nào là thủ?
,Này các Tỷ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là thủ.
,5. Và thế nào là ái?
,Này các Tỷ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là ái.
,6. Và thế nào là thọ?
,Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh;.thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.
,7. Và thế nào là xúc?
,Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc.
,8. Và thế nào là sáu xứ?
,Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.
,9. Và thế nào là danh-sắc?
,Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.
,10. Và thế nào là thức?
,Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.
,11. Và thế nào là hành?
,Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.
,12. Này thế nào là vô minh?
,Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.
,Như vậy này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
,Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.


,(3)
Con Ðường
,Trú ở Sàvatthi... (như trên).
,- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về tà đạo và chánh đạo. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
,- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
,Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
,1. Và thế nào là tà đạo?
,Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tà đạo.
,2. Và thế nào là chánh đạo?
,Do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh đạo.

,(4)
Vipassì (Tỳ-bà-thi)
,Trú ở Sàvatthi.
,- Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, trước khi Ngài giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, đã khởi lên tư tưởng sau đây:
,- "Thật sự thế giới này đang lâm nguy, bị sanh, bị già, bị chết, đoạn diệt và tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết xuất ly, thoát khỏi già và chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào biết đến xuất ly, thoát khỏi già và chết".
[1]
,Rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau:
,1- "Do cái gì có mặt, già, chết có mặt? Do duyên gì, già, chết sanh khởi?".
,Sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do sanh có mặt, già, chết có mặt. Do duyên sanh, già, chết sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,2- "Do cái gì có mặt, sanh có mặt? Do duyên gì, sanh sanh khởi?".
,Sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do hữu có mặt nên sanh có mặt. Do duyên hữu, sanh sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,3- "Do cái gì có mặt, hữu có mặt? Do duyên gì, hữu sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do thủ có mặt, nên hữu có mặt. Do duyên thủ, hữu sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,4- "Do cái gì có mặt, thủ có mặt? Do duyên gì, thủ sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do ái có mặt nên thủ có mặt. Do duyên ái, thủ sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,5- "Do cái gì có mặt, ái có mặt? Do duyên gì, ái sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do thọ có mặt nên ái có mặt. Do duyên thọ, nên ái sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,6- "Do cái gì có mặt, thọ có mặt? Do duyên gì, thọ sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do xúc có mặt nên thọ có mặt. Do duyên xúc, thọ sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,7- "Do cái gì có mặt, xúc có mặt? Do duyên gì, xúc sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do sáu xứ có mặt nên xúc có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,8- "Do cái gì có mặt, sáu xứ có mặt? Do duyên gì, sáu xứ sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do danh sắc có mặt nên sáu xứ có mặt. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,9- "Do cái gì có mặt, danh sắc có mặt? Do duyên gì, danh sắc sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do thức có mặt nên danh sắc có mặt. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,10- "Do cái gì có mặt, thức có mặt? Do duyên gì, thức sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do hành có mặt nên thức có mặt. Do duyên hành, thức sanh khởi".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,11- "Do cái gì có mặt, hành có mặt? Do duyên gì, hành sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do vô minh có mặt nên hành có mặt. Do duyên vô minh, hành sanh khởi".
,Như vậy, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
,12- "Tập khởi, tập khởi".
,Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, với Bồ-tát Vipassì, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.
[2]
,Và Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,1- "Cái gì không có mặt nên già, chết không có mặt? Do cái gì diệt, già, chết diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do sanh không có mặt nên già, chết không có mặt. Do sanh diệt nên già, chết diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,2- "Cái gì không có mặt nên sanh không có mặt? Do cái gì diệt nên sanh diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do hữu không có mặt nên sanh không có mặt. Do hữu diệt nên sanh diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,3- "Cái gì không có mặt nên hữu không có mặt? Do cái gì diệt nên hữu diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do thủ không có mặt nên hữu không có mặt. Do thủ diệt nên hữu diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,4- "Cái gì không có mặt nên thủ không có mặt? Do cái gì diệt nên thủ diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do ái không có mặt nên thủ không có mặt. Do ái diệt nên thủ diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,5- "Cái gì không có mặt nên ái không có mặt? Do cái gì diệt nên ái diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do thọ không có mặt nên ái không có mặt. Do thọ diệt nên ái diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,6- "Cái gì không có mặt nên thọ không có mặt? Do cái gì diệt nên thọ diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do xúc không có mặt nên thọ không có mặt. Do xúc diệt nên thọ diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,7- "Cái gì không có mặt nên xúc không có mặt? Do cái gì diệt nên xúc diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do sáu xứ không có mặt nên xúc không có mặt. Do sáu xứ diệt, nên xúc diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,8- "Cái gì không có mặt nên sáu xứ không có mặt? Do cái gì diệt nên sáu xứ diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do danh sắc không có mặt nên sáu xứ không có mặt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,9- "Do cái gì không có mặt nên danh sắc không có mặt? Do cái gì diệt nên danh sắc diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do thức không có mặt nên danh sắc không có mặt. Do thức diệt nên danh sắc diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,10- "Do cái gì không có mặt nên thức không có mặt? Do cái gì diệt nên thức diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do hành không có mặt nên thức không có mặt. Do hành diệt nên thức diệt".
,Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau:
,11- "Do cái gì không có mặt nên hành không có mặt? Do cái gì diệt nên hành diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do vô minh không có mặt nên hành không có mặt. Do vô minh diệt nên hành diệt".
,Như vậy, do vô minh diệt nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
,12- "Ðoạn diệt, đoạn diệt"!
,Này các Tỷ-kheo, trong các pháp từ trước chưa từng được nghe, đối với Bồ-tát Vipassì, nhãn khởi nên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

,(5)
Sikhì (Thi-khí)
,- Này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác... (như trên)...

,(6)
Vessabhu (Tỳ-xá-phù)
,- Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Vessabhu, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác... (như trên)...

,(7)
Kakusandha (Câu-lưu-tôn)
,- Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác... (như trên)...

,(8)
Konàgamana (Câu-na-hàm)
,- Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác... (như trên)...

,(9)
Kassapa (Ca-diếp)
,- Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác... (như trên)...

,(10)
Mahà Sakya Muni Gotama-Ðại Thích-ca-mâu-ni Cù-đàm
,Tại Sàvatthi.
,Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, tư tưởng sau đây được khởi lên:
,- "Thật sự thế giới này bị hãm trong khổ não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt và bị tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết sự xuất ly, thoát khỏi già, chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào được biết đến sự xuất ly già, chết".
[1]
,1- Rồi Ta lại suy nghĩ như sau:
,- "Cái gì có mặt, già, chết có mặt? Do duyên gì, già, chết sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ, Ta phát sinh minh kiến như sau:
,- "Do sanh có mặt nên già, chết có mặt. Do duyên sanh nên già, chết sanh khởi".
,2-11.
,Rồi Ta lại suy nghĩ như sau:
,- "Cái gì có mặt, sanh mới có mặt ...hữu...thủ...ái...thọ...xúc...sáu xứ...danh sắc...thức...hành...
,- Do duyên gì hành sanh khởi?"
,Rồi sau khi như lý tư duy về vấn đề này, nhờ trí tuệ, Ta phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do vô minh có mặt nên hành có mặt. Do duyên vô minh nên hành sanh khởi".
,12. Như vậy vô minh duyên hành, hành duyên thức...(như trên)...hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
,- "Tập khởi, tập khởi"!
,Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, chính nơi Ta, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.
[2]
,1. Rồi Ta lại suy nghĩ như sau:
,- "Cái gì không có mặt, già, chết không có mặt? Do cái gì diệt, nên già, chết diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy về vấn đề này, nhờ trí tuệ, Ta phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do sanh không có mặt nên già, chết không có mặt. Do sanh diệt nên già, chết diệt".
,2-11.
,Rồi Ta lại suy nghĩ như sau:
,- "Cái gì không có mặt, sanh không có mặt ...hữu...thủ...ái...thọ...xúc...sáu xứ...danh sắc...thức...hành...
,- Do cái gì diệt, hành diệt?"
,Rồi sau khi như lý tư duy về vấn đề này, nhờ trí tuệ, Ta phát sanh minh kiến như sau:
,- "Do vô minh không có mặt nên hành không có mặt. Do duyên vô minh diệt nên hành diệt".
,12. Như vậy, vô minh diệt hành diệt; hành diệt, thức diệt... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
,- "Ðoạn diệt, đoạn diệt"!
,Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, chính nơi Ta nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

PHẨM II
(Đồ Ăn)

,(1)
Các Loại Ðồ Ăn
,Như vầy tôi nghe.
,Một thời Thế tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Thắng Lâm) trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc )
,- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.
,Thế nào là bốn?
,Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực.
,Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.
,1. Và bốn loại đồ ăn này do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu?
,Bốn loại đồ ăn này do ái làm nhân, do ái tập khởi, do ái tác sanh, do ái làm hiện hữu.
,2. Ái này, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu?
,Ái do thọ làm nhân, do thọ tập khởi, do thọ tác sanh, do thọ làm cho hiện hữu.
,3. Thọ này, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu?
,Thọ do xúc làm nhân, do xúc tập khởi, do xúc tác sanh, do xúc làm cho hiện hữu.
,4. Xúc này, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu?
,Xúc do sáu xứ làm nhân, do sáu xứ tập khởi, do sáu xứ tác sanh, do sáu xứ làm cho hiện hữu.
,5. Sáu xứ này, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu?
,Sáu xứ do danh sắc làm nhân, do danh sắc tập khởi, do danh sắc tác sanh, do danh sắc làm cho hiện hữu.
,6. Danh sắc này, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu?
,Danh sắc do thức làm nhân, do thức tập khởi, do thức tác sanh, do thức làm cho hiện hữu.
,7. Thức này, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu?
,Thức do hành làm nhân, do hành tập khởi, do hành tác sanh, do hành làm cho hiện hữu.
,8. Những hành này, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu?
,Các hành này do vô minh làm nhân, do vô minh tập khởi, do vô minh tác sanh, do vô minh làm cho hiện hữu.
,Như vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức...(như trên )...như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
,Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt...(như trên)...như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

,(2)
Moliya Phagguna
,...Trú Tại Sàvatthi.
[1]
,1- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.
,Thế nào là bốn?
,2. Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực.
,Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.
[2]
,Khi được nói vậy, Tôn giả Moliya-Phagguna bạch Thế Tôn:
,1- Bạch Thế Tôn, ai ăn thức thực?
,Thế Tôn đáp:
,- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có ai ăn". Nếu Ta nói: "Có kẻ ăn", thời câu hỏi: "Có ai ăn" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, thức thực là cho ai?", thời câu hỏi ấy thích hợp.
,Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau:
,- "Thức thực là duyên cho sự sanh thành, cho sự tái sanh trong tương lai. Khi cái ấy hiện hữu, có mặt thời sáu xứ có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc có mặt".
,2- Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc?
,Thế Tôn đáp:
,- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có kẻ cảm xúc". Nếu Ta nói: "Có kẻ cảm xúc", thời câu hỏi: "Ai cảm xúc" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, xúc sanh khởi?", thời câu hỏi ấy thích hợp.
,Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau:
,- "Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi. Do duyên xúc, thọ sanh khởi".
,3- Bạch Thế Tôn, ai cảm thọ?
,Thế Tôn đáp:
,- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có người cảm thọ". Nếu ta có nói: "Có người cảm thọ", thời câu hỏi: "Ai cảm thọ?" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thọ sanh khởi?", thời câu hỏi ấy thích hợp.
,Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau:
,- "Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi".
,4- Bạch Thế Tôn, ai khát ái?
,Thế Tôn đáp:
,- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có kẻ khát ái". Nếu Ta nói: "Có kẻ khát ái", thời câu hỏi: "Ai khát ái" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, ái sanh khởi", thời câu hỏi ấy thích hợp.
,Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau:
,- "Do duyên thọ, ái sanh khởi. Do duyên ái, thủ sanh khởi".
,5-Bạch Thế Tôn, ai chấp thủ?
,Thế Tôn đáp:
,- Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: "Có kẻ chấp thủ". Nếu Ta nói: "Có kẻ chấp thủ", thời câu hỏi: "Ai chấp thủ" là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: "Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thủ sanh khởi", thời câu hỏi ấy thích hợp.
,Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau:
,- "Do duyên ái, thủ sanh khởi. Do duyên thủ, hữu sanh khởi".
,Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
,Nhưng do ly tham, đoạn diệt một cách hoàn toàn sáu xứ nên xúc diệt. Do xúc diệt, nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt.
,Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

,(3)
Sa Môn, Bà La Môn (1)
,Trú ở Sàvatthi...
,1- Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không biết rõ già, chết, không biết rõ già, chết tập khởi, không biết rõ già, chết đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt; không biết rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... không biết rõ các hành, không biết rõ các hành tập khởi, không biết rõ các hành đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng không có thể với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.
,2. Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay là Bà-la-môn nào biết rõ già, chết, biết rõ già, chết tập khởi, biết rõ già, chết đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt... biết rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... biết rõ các hành, biết rõ các hành tập khởi, biết rõ các hành đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt; các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại có thể với thắng trí tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn và mục đích Bà-la-môn hạnh.

,(4)
Sa Môn, Bà La Môn (2)
,... Trú ở Sàvatthi...
[1]
,1- Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay là Bà-la-môn nào không biết rõ những pháp này, không biết rõ những pháp này tập khởi, không biết rõ những pháp này đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.
,2. Những pháp gì họ không được biết rõ? Những pháp gì họ không được biết rõ tập khởi? Những pháp gì họ không được biết rõ đoạn diệt? Những pháp gì họ không được biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt?
,- Họ không biết rõ già, chết. Họ không biết rõ già, chết tập khởi. Họ không biết rõ già, chết đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt. Họ không biết rõ sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức...Họ không biết rõ các hành. Họ không biết rõ các hành tập khởi. Họ không biết rõ các hành đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt. Họ không biết rõ những pháp này. Họ không biết rõ những pháp này tập khởi. Họ không biết rõ pháp này đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.
,3. Này các Tỷ-kheo, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, cũng không có thể với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.
[2]
,1. Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết rõ được những pháp này, biết rõ được những pháp này tập khởi, biết rõ được những pháp này đoạn diệt, biết rõ được con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.
,2. Họ biết rõ pháp gì? Họ biết rõ những pháp gì tập khởi? Họ biết rõ những pháp gì đoạn diệt? Họ biết rõ con đường đưa đến những pháp gì đoạn diệt?
,Họ biết rõ già, chết. Họ biết rõ già, chết tập khởi. Họ biết rõ già, chết đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt... sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... Họ biết rõ các hành. Họ biết rõ các hành tập khởi. Họ biết rõ các hành đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt. Họ biết rõ những pháp này. Họ biết rõ những pháp này tập khởi. Họ biết rõ những pháp này đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến của những pháp này đoạn diệt.
,3. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, với thắng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

,(5)
Kaccàyanagotta-Ca-chiên-diên Thị
,Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ)...
,Rồi Tôn giả Kaccàyanagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Kaccàyanagotta bạch Thế Tôn:
,1- "Chánh kiến, chánh kiến", bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?
,- Này Kaccàyana, thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: có và không có.
,Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.
,Này Kaccàyana, chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn thế giới này là vậy. Và ai với tâm không trú trước, không chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ:
,- "Ðây là tự ngã của tôi".
,Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, là chánh tri kiến.
,2- "Tất cả là có", là một cực đoan. "Tất cả là không có" là cực đoan thứ hai. Xa lìa hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo:
,- Vô minh duyên hành; hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
,Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

,(6)
Vị Thuyết Pháp
,Tại Sàvatthi.
,Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
,- "Thuyết pháp, thuyết pháp", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến.
,1- Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già và chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.
,Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già, chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.
,Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt già, chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.
,2- Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... hành... (như trên)... Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.
,Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.
,Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.

,(7)
Lõa Thể
,Như vầy tôi nghe.
,Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng.các con sóc. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Ràjagaha để khất thực.
,Lõa thể Kassapa thấy Thế Tôn từ xa đi đến. Kassapa đi đến Thế Tôn, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên.
,1. Ðứng một bên, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
,- Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một vấn đề. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ hỏi câu hỏi.
,- Này Kassapa, nay không phải thời để hỏi. Chúng ta đã vào trong làng.
,Lần thứ hai, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
,- Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một vấn đề. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ hỏi câu hỏi.
,- Này Kassapa, nay không phải thời để hỏi. Chúng ta đã vào trong làng.
,Lần thứ ba, lõa thể Kassapa... (như trên)... Chúng ta đã vào trong làng.
,2. Khi được nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
,- Nhưng không phải chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama nhiều chuyện.
,- Vậy hãy hỏi đi, này Kassapa, như Ông muốn.
,3- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra?
,Thế Tôn đáp:
,- Không phải vậy, này Kassapa.
,- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do người khác làm ra?
,Thế Tôn đáp:
,- Không phải vậy, này Kassapa.
,- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do mình làm ra và do người khác làm ra?
,Thế Tôn đáp:
,- Không phải vậy, này Kassapa.
,- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?
,Thế Tôn đáp:
,- Không phải vậy, này Kassapa.
,- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?
,- Này Kassapa, không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa.
,- Như vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy khổ.
,- Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Ta biết khổ, Ta thấy khổ.
,4- Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình làm ra", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?", Ngài trả lời: "Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa". Ðược hỏi: "Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy khổ?", Ngài trả lời: "Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ".
,Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.
,5- Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu "khổ do tự mình làm ra", như vậy có nghĩa là thường kiến.
,Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: "Khổ do người khác làm ra", như vậy có nghĩa là đoạn kiến.
,Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo:
,Vô minh duyên hành, hành duyên thức...
,Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
,Nhưng do ly tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt...
,Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
,6. Khi được nghe nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
,- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!
,Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia với Thế Tôn, con xin thọ đại giới.
,7. Này Kassapa, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, nếu chúng Tăng đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo.
,Nhưng Ta nhận thấy cá tánh con người sai biệt nhau.
,- Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm nếu chúng Tăng đồng ý, mong chúng Tăng cho con xuất gia, cho con thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo.
,8. Và lõa thể Kassapa được xuất gia với Thế Tôn và được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa ở một mình, an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến; đó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong đời sống hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị này chứng tri:
,- "Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".
,Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.

,(8)
Timbaruka
,Trú ở Sàvatthi...
,Rồi du sĩ Timbaruka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
,Ngồi xuống một bên, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:
,1- Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ tự mình làm ra?
,Thế Tôn đáp:
,- Không phải vậy, này Timbaruka.
,- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do người khác làm ra?
,Thế Tôn đáp:
,- Không phải vậy, này Timbaruka.
,- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?
,Thế Tôn đáp:
,- Không phải vậy, này Timbaruka.
,- Thưa Tôn giả Gotama, lạc khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra; vậy có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?
,Thế Tôn đáp:
,- Không phải vậy, này Timbaruka.
,- Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải không có lạc khổ?
,- Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ. Này Timbaruka, có lạc khổ.
,- Nếu vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ.
,- Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Ta biết lạc khổ. Ta thấy lạc khổ.
,2- Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: " Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?", Ngài đáp: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, không phải do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?", Ngài đáp: "Không phải vậy, này Timbaruka". Ðược hỏi: "Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ không có?", Ngài đáp: "Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ, này Timbaruka, có lạc khổ". Ðược hỏi: "Như vậy Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ?", Ngài đáp: "Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Ta biết lạc khổ. Ta thấy lạc khổ".
,3. Vậy Tôn giả Gotama hãy nói lên cho con về lạc.khổ. Vậy Tôn giả Gotama hãy thuyết cho con về lạc khổ.
,- Sự cảm thọ và người cảm thọ là cùng một người. Này Timbaruka, như Ông nói ban đầu: "Lạc khổ do tự mình làm ra", Ta nói không phải vậy.
,Cảm thọ và người cảm thọ là khác nhau, này Timbaruka, như vậy đối với người bị cảm thọ, "lạc khổ do người khác làm ra", Ta nói không phải vậy.
,Này Timbaruka, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo:
,- Vô minh duyên hành, hành duyên thức... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Do ly tham, đoạn diệt hoàn toàn vô minh, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
,4. Khi được nói vậy, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:
,- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn... (như trên)... Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Xin Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

,(9)
Bậc Hiền So Sánh Với Kẻ Ngu
,... Trú Tại Sàvatthi.
,1- Ðối với kẻ ngu, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người ngu cảm thọ lạc khổ.
,2. Ðối với bậc Hiền, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người Hiền cảm thọ lạc khổ.
,3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có gì phân biệt, có gì sai khác, có gì dị biệt giữa bậc Hiền và kẻ ngu?
,- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho chúng con ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
,- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.
,- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
,4- Này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy và bị tham ái hệ phược, thân này của người ngu được sanh khởi. Vô minh ấy, người ngu không đoạn tận. Tham ái ấy, người ngu không tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ngu sống Phạm hạnh không phải vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy người ngu, khi thân hoại mạng chung, đi đến một thân khác. Do đi đến một thân khác, người ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng:
,- "Người ấy không thoát khỏi đau khổ".
,5. Và này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân người Hiền trí được sanh khởi. Vô minh ấy, người Hiền trí đoạn tận. Tham ái ấy, người Hiền trí tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người Hiền trí sống Phạm hạnh, vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy, người Hiền trí, khi thân hoại mạng chung, không đi đến một thân khác. Do không đi đến một thân khác, vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng:
,- "Vị ấy thoát khỏi đau khổ".
,Này các Tỷ-kheo, đây là sự phân biệt, đây là sự sai khác, đây là sự dị biệt giữa bậc Hiền trí và người ngu.

,(10)
Duyên
,Trú ở Sàvatthi.
,- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông lý duyên khởi và các pháp duyên sanh. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
,- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
,Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
,Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lý duyên khởi?
,1. Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, già, chết khởi lên. Dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.
,2. Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, nên có già, chết. Do duyên hữu, nên có sanh. Do duyên thủ, nên có hữu. Do duyên ái, nên có thủ. Do duyên thọ, nên có ái. Do duyên xúc, nên có thọ. Do duyên sáu xứ, nên có xúc. Do duyên danh sắc, nên có sáu xứ. Do duyên thức, nên có danh sắc. Do duyên các hành, nên có thức. Do duyên vô minh, nên có hành. Dầu cho Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt tánh ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.
,3. Do duyên vô minh, có các hành. Như vậy, ở đây là.như tánh, bất hư vọng tánh, bất dị như tánh, y duyên tánh ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lý duyên khởi.
[2]
,1. Và thế nào là duyên sanh pháp? Già, chết, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.
,2. Sanh, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt[tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.
,3. Hữu, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.
,Thủ, ... ái, ... Thọ, ... Xúc, ... Sáu xứ, ... Danh sắc, ... Thức, này các Tỷ- kheo... Các hành, ...
,... Vô minh, là vô thường hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là duyên sanh pháp.
,Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ lý duyên khởi này và các pháp duyên sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay trong quá khứ ta là gì?"
,Hay không chạy theo tương lai (với những câu hỏi): "Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt trong tương lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào trong tương lai? Hay trước ta là gì, và nay trong tương lai ta sẽ là gì?"
,Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những nghi ngờ về tự mình trong hiện tại như sau: "Ta hiện có mặt? Ta hiện không có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?" Sự kiện như vậy không xảy ra.
,Vì sao? Vì rằng vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đã khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ, định lý duyên khởi này với các pháp duyên sanh này.

PHẨM III
(Mười Lực)


PHẨM IV
(Kalàra-Vị Sát Ðế Lỵ)

...

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Trangphattu Yếu lược & Bố cục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHẦN DẪN GIẢI-CHÚ THÍCH-BÌNH LUẬN

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.