[Các Liên Kết]

MỤC LỤC: KINH TẠNG

TƯƠNG ƯNG NHẬP-SANH-PHIỀN NÃO

Tương Ưng Bộ Kinh
(Samyutta Nikaya)
Tập 3

[Thiên Uẩn]
Chương 4-5-6
TƯƠNG ƯNG NHẬP-SANH-PHIỀN NÃO

———————————————————————————————
Chương 4
TƯƠNG ƯNG NHẬP

,(1)
Căn
,Nhân duyên tại Sàvatthi...
,1- Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường, biến hoại, đổi khác. Tai là vô thường, biến hoại, đổi khác. Mũi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Lưỡi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Thân là vô thường, biến hoại, đổi khác. Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác.
,2. Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
,3. Với ai, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.
,4. Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.

,(2)
Trần
,(Như kinh trên, chỉ thế "mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý" bằng "sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp").

,(3)
Thức
,(Như kinh trên, chỉ thế vào "nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức").

,(4)
Xúc
,(Như kinh trên, chỉ thế vào "nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc").

,(5)
Thọ
,(Như kinh trên, chỉ thế vào "thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh").

,(6)
Tưởng
,(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng").

,(7)

,(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư").

,(8)
Ái
,(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái").

,(9)
Giới
,(Như kinh trên, chỉ thế vào "địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới").

,(10)
Uẩn
,(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn").

Chương 5
TƯƠNG ƯNG SANH

,(1)
Căn
,Nhân duyên ở Sàvatthi...
,1- Này các Tỷ-kheo, sự sanh, sự trú, sự thành, sự xuất hiện của mắt là sự sanh của khổ, sự trú của bệnh hoạn, sự xuất hiện của già chết. Sự sanh, sự trú, sự thành, sự xuất hiện của tai... của mũi... của lưỡi... của thân... của ý là sự sanh của khổ, sự trú của bệnh hoạn, sự xuất hiện của già chết.
,2. Sự diệt, sự lắng dịu, sự chấm dứt của sắc là sự diệt của khổ, sự lắng dịu của bệnh hoạn, sự chấm dứt của già chết. Sự diệt, sự lắng dịu, sự chấm dứt của tai... của mũi... của lưỡi... của thân... của ý là sự diệt của khổ, sự lắng dịu của bệnh hoạn, sự chấm dứt của già chết.

,(2)
Trần
,(Như kinh trên, chỉ thế vào: «sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp»).

,(3)
Thức
,(Như kinh trên, chỉ thế vào: «nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức»).

,(4)
Xúc
,(Như kinh trên, chỉ thế vào: «nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc»).

,(5)
Thọ
,(Như kinh trên, chỉ thế vào: «thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh»).

,(6)
Tưởng
,(Như kinh trên, chỉ thế vào: «sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng»).

,(7)

,(Như kinh trên, chỉ thế vào: «sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư»).

,(8)
Ái
,(Như kinh trên, chỉ thế vào: «sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái»).

,(9)
Giới
,(Như kinh trên, chỉ thế vào: «địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới»).

,(10)
Uẩn
,(Như kinh trên, chỉ thế vào: «sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn»).

Chương 6
TƯƠNG ƯNG PHIỀN NÃO

,(1)
Căn
,Nhân duyên ở Sàvathi...
,1. Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với mắt là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tai là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với mũi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với lưỡi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thân là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với ý là tùy phiền não của tâm.
,2. Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.

,(2)
Trần
,(Như kinh trên, chỉ thế vào «sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp»).

,(3)
Thức
,(Như kinh trên, chỉ thế vào «nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức»).

,(4)
Xúc
,(Như kinh trên, chỉ thế vào «nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc»).

,(5)
Thọ
,(Như kinh trên, chỉ thế vào «thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh»).

,(6)
Tưởng
,(Như kinh trên, chỉ thế vào «sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng»).

,(7)

,(Như kinh trên, chỉ thế vào «sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư»).

,(8)
Ái
,(Như kinh trên, chỉ thế vào «sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái»).

,(9)
Giới
,(Như kinh trên, chỉ thế vào «địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới»).

,(10)
Uẩn
,Nhân duyên ở Sàvatthi...
,1- Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với sắc uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thọ uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tưởng uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với hành uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thức uẩn là tùy phiền não của tâm.
,2. Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với năm xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.
...

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Trangphattu Yếu lược & Bố cục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHẦN DẪN GIẢI-CHÚ THÍCH-BÌNH LUẬN

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.